Những sắc màu cuộc sống

Thứ sáu - 28/04/2023 00:15
Đây là năm thứ tư sau dịch bệnh, những tưởng khi dịch qua đi cuộc sống sẽ dễ thở hơn
***
Sếp của Trân bảo cô làm một phóng sự về tình hình đời sống người dân sau mấy năm địch đi qua, việc này với Trân không khó, cô là người chuyên làm và viết về các đề tài xã hội. Trân đã lên kế hoạch lâu rồi nhưng các báo bạn lại nhanh hơn, rồi mỗi tối cô lướt các kênh trên ti vi cũng thấy nói nhiều, nên Trân cứ chần chừ, cô không thích đụng hàng, mà nhiều báo đều phản ánh như vậy thì chuyên mục đó cũng giảm đi tính nóng hổi.
Nhưng bây giờ là ý của sếp là lệnh của sếp nên Trân bắt buộc phải làm.
Cô biết tất cả những nơi cô sẽ ghé qua đều là những nơi đang có nhiều khó khăn, nhưng Trân muốn thực sự nghe tận tai một lần và nhìn thấy thực tế một lần.
Trân ghé thăm khu trọ đó trước tiên, và vào gia đình đó trước tiên. Cũng như các phóng sự có tính riêng tư và tế nhị khác, Trân đã thay đổi toàn bộ tên nhân vật.
Gia đình chị Ân.

Lúc Trân đến, chị Ân đang loay hoay bên máy tính, chị nói chị biết Trân là nhà báo nên mới nói, vì là chuyện gia đình. Chị nói chị đã nghỉ việc mấy năm nay, trước khi có dịch nữa, rồi khi dịch đến, chồng chị vẫn đi làm được, anh vẫn xoay sở được công việc để làm, nhưng từ cuối năm ngoái, công ty nơi anh làm gần như bị phá sản nên công ty giải thể luôn, vậy là anh mất việc, rồi từ đó đến nay anh đã gởi hồ sơ đi khắp nơi, đã làm đủ cách mà tình hình vẫn vậy. Chị nói với Trân chị cũng đã tìm mọi cách giúp chồng, nhưng nơi nào cũng cắt giảm nhân sự, còn anh nói anh cảm giác anh không có chân, vì trước nay anh được bay nhảy trong công việc, giờ suốt ngày ở nhà anh muốn phát điên, anh nói còn khỏe mạnh sức dài vai rộng mà suốt ngày ở nhà thì còn gì là đàn ông.
- Anh làm bên du lịch hả chị? - Trân hỏi.
- Đúng rồi em, anh ở nhà mấy tháng nay rồi nên chị thấy rất nặng nề.
Trân chỉ biết cầm tay chị an ủi và nhắc chị giữ gìn sức khỏe.
Khi dịch đến, du lịch là ngành chết đầu tiên, rồi mới đến các ngành khác, Trân thấy chỉ có những người làm công sở nhà nước mới đảm bảo được việc làm, còn lại đều xao xác, không gặp chuyện này thì cũng gặp chuyện khác, mà xấu nhất là bị mất việc.
Gia đình anh Mười.
Anh Mười cũng làm trong ngành du lịch, mà anh bị mất việc ngay từ những ngày đầu khi có dịch nữa kìa, mới đầu anh cũng chờ, rồi thấy tình hình không có chút khả quan nào mà ngược lại càng lúc càng xấu, anh chuyển sang chạy xe ôm công nghệ. Anh nói với Trân kệ được đồng nào hay đồng ấy chứ suốt ngày nằm nhà rồi ai nuôi mình, cũng may anh Mười còn độc thân, anh nói cái điệu này chắc anh sống độc thân luôn, chứ thân mình lo chưa xong còn đèo bòng vợ con chắc chết đói.
Gia đình chị Hằng.
Chị Hằng đang trong bếp khi Trân đến, chị cười buồn nói với Trân chị cũng bị mất việc cuối năm ngoái, vì công ty không còn đơn hàng nên cho hàng loạt công nhân nghỉ việc. Mà năm ngoái chị tưởng công việc ổn định vì thấy dịch đã lắng xuống gần như không còn, rồi gia đình có việc nên chị đã tiêu hết số tiền tiết kiệm, chồng chị làm shipper cũng không kiếm được bao nhiêu, anh chị còn hai con nhỏ đang tuổi ăn tuổi lớn, chị quyết định rút bảo hiểm xã hội một lần để có tiền trang trải cuộc sống.
Trân ngồi im trước chị, chuyện rút bảo hiểm xã hội một lần đang là câu chuyện nóng của xã hội, khi có quá nhiều những trường hợp như chị Hằng, họ không thể gượng được trước những bức bách khó khăn của gia đình nên họ cũng mặc kệ về lâu về dài sau này, vì những đòi hỏi bức thiết của cuộc sống vẫn diễn ra hàng ngày hàng giờ, còn chuyện lương hưu với họ còn xa vời lắm, để đến lúc đó hãy tính.
Trân thấy vấn đề không còn nhỏ nữa, khi người ta rủ nhau rút một lần như vậy, rồi an sinh xã hội sẽ bị đe dọa nghiêm trọng, lúc đó một số lượng rất lớn những người đã hết tuổi lao động, đã nghỉ hưu nhưng lại không có lương hưu, thì nhà nước sẽ lo trợ cấp cho họ như nào, khi họ đã già và không còn sức lao động, cũng không có bất cứ khoản thu nhập nào.

Chị Hằng nói với Trân kinh tế gia đình chị gần như chạm đáy.
Gia đình chị Xuân.
Chị Xuân may mắn hơn những trường hợp khác là chị tìm được ngay một công việc khác sau khi bị mất việc, chị nhận làm hoa cho một shop hoa đang cần người khéo tay như chị nên cũng không đến nỗi nào, nhưng chị vẫn muốn rút bảo hiểm một lần. Chị nói cầm được tiền trong tay chị thấy an toàn hơn, vững tâm hơn, chị Xuân nói chị có tính hay lo xa, vì lỡ gia đình có việc gì cần đến tiền mà không có thì mệt, bây giờ ai cũng khó khăn, ai cũng tiết kiệm lo cho gia đình, làm gì có ai giúp được mình ngay.
Gia đình anh Sự.
Anh Sự là công nhân lâu năm của một doanh nghiệp, anh thuộc diện người lao động có thâm niên và có tay nghề chuyên môn cao nên anh vẫn giữ được việc, nhưng công ty anh cũng đang rơi vào tình cảnh khan hiếm đơn hàng. Những bạn bè anh bị mất việc, còn anh bị giảm lương đến mấy chục phần trăm, vì tình hình chung của công ty nên mỗi ngươì phải hiểu và cùng gánh chịu.
Anh Sự nói với Trân không biết mấy tháng nữa có khá hơn không, vì anh nghe nói kinh tế thế giới chưa phục hồi sau đại dịch, nên công ty anh cứ hoạt động cầm chừng vậy, nếu cứ tiếp tục không có đơn hàng thì không biết sẽ như thế nào, mà giám đốc công ty anh rất lo lắng, đang tìm đủ mọi nguồn để đảm bảo công việc cho số công nhân còn lại.
Gia đình chị Út.
Trân đến nhưng chị Út đi chợ chưa về, cô ngồi trên chiếc xe máy để chờ. Đã lâu lắm Trân mới có lại cảm giác ngồì ngoài đường ngắm người người qua lại thế này. Cô thấy nhiều nhất vẫn là những chiếc xe đẩy bán hàng, nào là xôi, là bánh bao, là các loại bánh ngọt các loại nước uống, rôì cả rau củ quả, vì dạo này bên đô thị làm rất gắt, họ dẹp hết các hàng quán bên đường, chỉ được phép bán trong nhà mà thôi, xe máy cũng không được dựng thoải mái dưới lòng lề đường như vậy.
Trân chờ khá lâu mà chị Út vẫn chưa về, cô hỏi thăm mới biết chị Út đi làm thêm ngoài chợ, vì người ta thuê chị phụ bán hàng ngoài đó nên cô đi về.
Trân dự định sẽ đi tiếp vào buổi chiều, vì còn nhiều gia đình nữa, nhưng Trân biết rồi đến đâu cũng vậy, cũng đầy những khó khăn thường nhật, cũng đầy những nhu cầu mưu sinh, mà việc làm cho mọi người đang là nhu cầu bức thiết nhất và khẩn cấp nhất.
Đây là năm thứ tư sau dịch bệnh, những tưởng khi dịch qua đi cuộc sống sẽ dễ thở hơn, và vì ngay khi dịch xuất hiện người ta đã kêu rêu quá nhiều, nhưng Trân thấy thời gian này mới là lúc đáng báo động, mà Trân chỉ vừa lướt qua có mấy gia đình, còn mấy gia đình nữa mà Trân biết, họ cũng vô vàn mệt mỏi và khó khăn, họ vẫn đang tìm đủ mọi hướng để có thể mở ra cho họ một cánh cửa.

Trân không về tòa soạn, cũng không về nhà, cô ghé vào một quán sinh tố, cô đang nghĩ trong đầu không biết phải trả lời với sếp như nào nếu bài phóng sự không hoàn thành, không hiểu sao Trân không muốn làm tiếp nữa, vì Trân nghĩ mọi người đã quá đau đầu và mệt mỏi với cuộc sống của riêng họ, rồi khi họ đọc những dòng này họ sẽ càng thấy bế tắc hơn mà thôi.
Người ta ví kinh tế là xương sống của một đất nước, của một gia đình, nếu bộ xương bị lung lay có nguy cơ sụp xuống bất cứ lúc nào, thì gần như mọi thứ sẽ ngã theo. Trân cũng làm vợ cũng làm mẹ, cũng là người phụ nữ của một gia đình nên cô thấu hiểu hết những lo toan những vất vả của bao người, nhất là những ông bố bà mẹ có con cái đang đến trường thì có trăm thứ phải lo.
Hơn bao giờ, Trân thấy những gam màu của cuộc sống sao cứ dần xám lại, sao cứ dần tối lại, dù những mạch chảy của nó vẫn đều đặn diễn ra mỗi ngày, nghĩa là người ta vẫn phải thở vẫn phải đi lại vẫn phải nói cười, nhưng đâu đó những nỗi lo cơm áo gạo tiền vẫn mỗi ngày một nhiều lên, mà sức chịu đựng của con người thì có hạn. Như khi dịch đến, Trân vẫn biết và vẫn hay nghe người ta nói để xem sức chịu đựng của cả xã hội đến đâu. Họ không biết rằng không chỉ là về vật chất, mà càng kéo dài thì những hệ lụy đáng sợ về tinh thần cũng ghê gớm không kém, vì theo Trân không có gì đáng sợ hơn sự nhàn rỗi và sự không lao động, ngay cả khi họ bệnh tật đau yếu họ vẫn ước ao được làm việc được sống một cuộc sống có ích.
Trân sực nhớ cô đã nghĩ quá miên man nên quên luôn ly sinh tố trước mặt, Trân thấy cô bán hàng có vẻ vui ra mặt vì chắc sáng nay quán đông khách, thùng loa nhỏ bên góc quán vẳng ra những câu hát nhẹ nhàng của một bài hát đầy lạc quan về cuộc sống, Trân biết đây là lúc cô cần có thêm sức lực dù chỉ là với những câu hát nhỏ nhoi như thế.
 
“Ta yêu thành phố quê ta, như yêu chính người thương yêu nhất
Những hẹn hò bên bờ sông Lấp
Những con thuyền tấp nập vào ra.”
© HẢI ANH - blogradio.vn
Đây là năm thứ tư sau dịch bệnh, những tưởng khi dịch qua đi cuộc sống sẽ dễ thở hơn
***
Sếp của Trân bảo cô làm một phóng sự về tình hình đời sống người dân sau mấy năm địch đi qua, việc này với Trân không khó, cô là người chuyên làm và viết về các đề tài xã hội. Trân đã lên kế hoạch lâu rồi nhưng các báo bạn lại nhanh hơn, rồi mỗi tối cô lướt các kênh trên ti vi cũng thấy nói nhiều, nên Trân cứ chần chừ, cô không thích đụng hàng, mà nhiều báo đều phản ánh như vậy thì chuyên mục đó cũng giảm đi tính nóng hổi.
Nhưng bây giờ là ý của sếp là lệnh của sếp nên Trân bắt buộc phải làm.
Cô biết tất cả những nơi cô sẽ ghé qua đều là những nơi đang có nhiều khó khăn, nhưng Trân muốn thực sự nghe tận tai một lần và nhìn thấy thực tế một lần.
Trân ghé thăm khu trọ đó trước tiên, và vào gia đình đó trước tiên. Cũng như các phóng sự có tính riêng tư và tế nhị khác, Trân đã thay đổi toàn bộ tên nhân vật.
Gia đình chị Ân.

Lúc Trân đến, chị Ân đang loay hoay bên máy tính, chị nói chị biết Trân là nhà báo nên mới nói, vì là chuyện gia đình. Chị nói chị đã nghỉ việc mấy năm nay, trước khi có dịch nữa, rồi khi dịch đến, chồng chị vẫn đi làm được, anh vẫn xoay sở được công việc để làm, nhưng từ cuối năm ngoái, công ty nơi anh làm gần như bị phá sản nên công ty giải thể luôn, vậy là anh mất việc, rồi từ đó đến nay anh đã gởi hồ sơ đi khắp nơi, đã làm đủ cách mà tình hình vẫn vậy. Chị nói với Trân chị cũng đã tìm mọi cách giúp chồng, nhưng nơi nào cũng cắt giảm nhân sự, còn anh nói anh cảm giác anh không có chân, vì trước nay anh được bay nhảy trong công việc, giờ suốt ngày ở nhà anh muốn phát điên, anh nói còn khỏe mạnh sức dài vai rộng mà suốt ngày ở nhà thì còn gì là đàn ông.
- Anh làm bên du lịch hả chị? - Trân hỏi.
- Đúng rồi em, anh ở nhà mấy tháng nay rồi nên chị thấy rất nặng nề.
Trân chỉ biết cầm tay chị an ủi và nhắc chị giữ gìn sức khỏe.
Khi dịch đến, du lịch là ngành chết đầu tiên, rồi mới đến các ngành khác, Trân thấy chỉ có những người làm công sở nhà nước mới đảm bảo được việc làm, còn lại đều xao xác, không gặp chuyện này thì cũng gặp chuyện khác, mà xấu nhất là bị mất việc.
Gia đình anh Mười.
Anh Mười cũng làm trong ngành du lịch, mà anh bị mất việc ngay từ những ngày đầu khi có dịch nữa kìa, mới đầu anh cũng chờ, rồi thấy tình hình không có chút khả quan nào mà ngược lại càng lúc càng xấu, anh chuyển sang chạy xe ôm công nghệ. Anh nói với Trân kệ được đồng nào hay đồng ấy chứ suốt ngày nằm nhà rồi ai nuôi mình, cũng may anh Mười còn độc thân, anh nói cái điệu này chắc anh sống độc thân luôn, chứ thân mình lo chưa xong còn đèo bòng vợ con chắc chết đói.
Gia đình chị Hằng.
Chị Hằng đang trong bếp khi Trân đến, chị cười buồn nói với Trân chị cũng bị mất việc cuối năm ngoái, vì công ty không còn đơn hàng nên cho hàng loạt công nhân nghỉ việc. Mà năm ngoái chị tưởng công việc ổn định vì thấy dịch đã lắng xuống gần như không còn, rồi gia đình có việc nên chị đã tiêu hết số tiền tiết kiệm, chồng chị làm shipper cũng không kiếm được bao nhiêu, anh chị còn hai con nhỏ đang tuổi ăn tuổi lớn, chị quyết định rút bảo hiểm xã hội một lần để có tiền trang trải cuộc sống.
Trân ngồi im trước chị, chuyện rút bảo hiểm xã hội một lần đang là câu chuyện nóng của xã hội, khi có quá nhiều những trường hợp như chị Hằng, họ không thể gượng được trước những bức bách khó khăn của gia đình nên họ cũng mặc kệ về lâu về dài sau này, vì những đòi hỏi bức thiết của cuộc sống vẫn diễn ra hàng ngày hàng giờ, còn chuyện lương hưu với họ còn xa vời lắm, để đến lúc đó hãy tính.
Trân thấy vấn đề không còn nhỏ nữa, khi người ta rủ nhau rút một lần như vậy, rồi an sinh xã hội sẽ bị đe dọa nghiêm trọng, lúc đó một số lượng rất lớn những người đã hết tuổi lao động, đã nghỉ hưu nhưng lại không có lương hưu, thì nhà nước sẽ lo trợ cấp cho họ như nào, khi họ đã già và không còn sức lao động, cũng không có bất cứ khoản thu nhập nào.

Chị Hằng nói với Trân kinh tế gia đình chị gần như chạm đáy.
Gia đình chị Xuân.
Chị Xuân may mắn hơn những trường hợp khác là chị tìm được ngay một công việc khác sau khi bị mất việc, chị nhận làm hoa cho một shop hoa đang cần người khéo tay như chị nên cũng không đến nỗi nào, nhưng chị vẫn muốn rút bảo hiểm một lần. Chị nói cầm được tiền trong tay chị thấy an toàn hơn, vững tâm hơn, chị Xuân nói chị có tính hay lo xa, vì lỡ gia đình có việc gì cần đến tiền mà không có thì mệt, bây giờ ai cũng khó khăn, ai cũng tiết kiệm lo cho gia đình, làm gì có ai giúp được mình ngay.
Gia đình anh Sự.
Anh Sự là công nhân lâu năm của một doanh nghiệp, anh thuộc diện người lao động có thâm niên và có tay nghề chuyên môn cao nên anh vẫn giữ được việc, nhưng công ty anh cũng đang rơi vào tình cảnh khan hiếm đơn hàng. Những bạn bè anh bị mất việc, còn anh bị giảm lương đến mấy chục phần trăm, vì tình hình chung của công ty nên mỗi ngươì phải hiểu và cùng gánh chịu.
Anh Sự nói với Trân không biết mấy tháng nữa có khá hơn không, vì anh nghe nói kinh tế thế giới chưa phục hồi sau đại dịch, nên công ty anh cứ hoạt động cầm chừng vậy, nếu cứ tiếp tục không có đơn hàng thì không biết sẽ như thế nào, mà giám đốc công ty anh rất lo lắng, đang tìm đủ mọi nguồn để đảm bảo công việc cho số công nhân còn lại.
Gia đình chị Út.
Trân đến nhưng chị Út đi chợ chưa về, cô ngồi trên chiếc xe máy để chờ. Đã lâu lắm Trân mới có lại cảm giác ngồì ngoài đường ngắm người người qua lại thế này. Cô thấy nhiều nhất vẫn là những chiếc xe đẩy bán hàng, nào là xôi, là bánh bao, là các loại bánh ngọt các loại nước uống, rôì cả rau củ quả, vì dạo này bên đô thị làm rất gắt, họ dẹp hết các hàng quán bên đường, chỉ được phép bán trong nhà mà thôi, xe máy cũng không được dựng thoải mái dưới lòng lề đường như vậy.
Trân chờ khá lâu mà chị Út vẫn chưa về, cô hỏi thăm mới biết chị Út đi làm thêm ngoài chợ, vì người ta thuê chị phụ bán hàng ngoài đó nên cô đi về.
Trân dự định sẽ đi tiếp vào buổi chiều, vì còn nhiều gia đình nữa, nhưng Trân biết rồi đến đâu cũng vậy, cũng đầy những khó khăn thường nhật, cũng đầy những nhu cầu mưu sinh, mà việc làm cho mọi người đang là nhu cầu bức thiết nhất và khẩn cấp nhất.
Đây là năm thứ tư sau dịch bệnh, những tưởng khi dịch qua đi cuộc sống sẽ dễ thở hơn, và vì ngay khi dịch xuất hiện người ta đã kêu rêu quá nhiều, nhưng Trân thấy thời gian này mới là lúc đáng báo động, mà Trân chỉ vừa lướt qua có mấy gia đình, còn mấy gia đình nữa mà Trân biết, họ cũng vô vàn mệt mỏi và khó khăn, họ vẫn đang tìm đủ mọi hướng để có thể mở ra cho họ một cánh cửa.

Trân không về tòa soạn, cũng không về nhà, cô ghé vào một quán sinh tố, cô đang nghĩ trong đầu không biết phải trả lời với sếp như nào nếu bài phóng sự không hoàn thành, không hiểu sao Trân không muốn làm tiếp nữa, vì Trân nghĩ mọi người đã quá đau đầu và mệt mỏi với cuộc sống của riêng họ, rồi khi họ đọc những dòng này họ sẽ càng thấy bế tắc hơn mà thôi.
Người ta ví kinh tế là xương sống của một đất nước, của một gia đình, nếu bộ xương bị lung lay có nguy cơ sụp xuống bất cứ lúc nào, thì gần như mọi thứ sẽ ngã theo. Trân cũng làm vợ cũng làm mẹ, cũng là người phụ nữ của một gia đình nên cô thấu hiểu hết những lo toan những vất vả của bao người, nhất là những ông bố bà mẹ có con cái đang đến trường thì có trăm thứ phải lo.
Hơn bao giờ, Trân thấy những gam màu của cuộc sống sao cứ dần xám lại, sao cứ dần tối lại, dù những mạch chảy của nó vẫn đều đặn diễn ra mỗi ngày, nghĩa là người ta vẫn phải thở vẫn phải đi lại vẫn phải nói cười, nhưng đâu đó những nỗi lo cơm áo gạo tiền vẫn mỗi ngày một nhiều lên, mà sức chịu đựng của con người thì có hạn. Như khi dịch đến, Trân vẫn biết và vẫn hay nghe người ta nói để xem sức chịu đựng của cả xã hội đến đâu. Họ không biết rằng không chỉ là về vật chất, mà càng kéo dài thì những hệ lụy đáng sợ về tinh thần cũng ghê gớm không kém, vì theo Trân không có gì đáng sợ hơn sự nhàn rỗi và sự không lao động, ngay cả khi họ bệnh tật đau yếu họ vẫn ước ao được làm việc được sống một cuộc sống có ích.
Trân sực nhớ cô đã nghĩ quá miên man nên quên luôn ly sinh tố trước mặt, Trân thấy cô bán hàng có vẻ vui ra mặt vì chắc sáng nay quán đông khách, thùng loa nhỏ bên góc quán vẳng ra những câu hát nhẹ nhàng của một bài hát đầy lạc quan về cuộc sống, Trân biết đây là lúc cô cần có thêm sức lực dù chỉ là với những câu hát nhỏ nhoi như thế.
 
“Ta yêu thành phố quê ta, như yêu chính người thương yêu nhất
Những hẹn hò bên bờ sông Lấp
Những con thuyền tấp nập vào ra.”

Tác giả: HẢI ANH - blogradio.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập24
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm18
  • Hôm nay5,282
  • Tháng hiện tại69,021
  • Tổng lượt truy cập8,386,751
QUẢNG CÁO
Phan Thanh Phú
Quảng cáo 2
Liên kết site
Đăng nhập Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Website cần cải tiến những gì?

Lịch Âm dương
Máy tính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây