Tầm quan trọng của giáo dục

Thứ sáu - 01/07/2022 00:19
Mỗi một hành động mà ta làm với con trẻ khi ở độ tuổi này đều rất quang trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tiềm thức của mỗi đứa trẻ. Chúng có thể không nói ra được, nhưng mỗi sự việc mà chúng thấy đều được khắc sâu trong tiềm thức của chúng. 
***
Tôi ngồi trầm mặc trên ghế suy nghĩ, mặc cho những giọt mồ hôi lăn trên má tôi, dưới cái tiết trời hè gay gắt.
Tôi khóc, nước mắt không ngừng chảy. Tại sao ?
Tối đó, khi con ve sầu bé nhỏ cất tiếng kêu vang trong nhà, sự chú ý của thằng bé đã được kích thích. Con ve sầu bay lạc vào căn phòng nhỏ, bị bắt lại. Chị tôi cầm nó buộc lại bằng một sợi dây, đầu còn lại được buộc vào chiếc lục lạc của cháu tôi. Nó không ngừng kêu lên, tiếng kêu ngày một lớn, thật inh ỏi. Con ve sầu bé nhỏ ấy bị buộc lại, cố gắng vùng vẫy bay đi nhưng bị vướng lại bởi sợi dây. Cảm giác thật khó chịu. Trong tiếng cười khúc khích của cháu tôi, thằng bé thật sự rất thích. Nó cầm chiếc bút không ngừng chọc vào con vật bé nhỏ để nghe thấy tiếng kêu inh ỏi. Thằng bé thật sự rất vui sao? Khó chịu thật đấy!

Tôi trầm mặc trong tiếng cười hùa của bố tôi, mẹ tôi, của chị tôi. Tôi bỗng cảm thấy hoang mang. Tại sao? Tại sao họ lại cảm thấy vui trong khi trước mặt là tiếng kêu inh ỏi, là sự vùng vẫy của một con ve sầu muốn thoát ra khỏi sợi dây đang dần bất lực. Một đứa trẻ mới chỉ hơn một tuổi đầu, lại rất khoái chí khi đem một sinh mạng ra làm trò tiêu khiển. Một con ve sầu không được coi là mạng sống ư? 
Con ve sầu đã thoát được, nhưng nó dường như đã mệt nhoài sau một trận giãy giụa ác liệt. Nó nằm im đó khi tôi tiến lại gần, cất lên những tiếng kêu gắng gượng muốn dọa nạt tôi không tiến lại gần. Đương nhiên là tôi không hề sợ hãi. Tôi cảm thấy đồng cảm với con vật này. 
Tôi nhấc bổng nó lên, đặt nâng niu trong lòng bàn tay và quan sát. Nó đã gãy một nửa cái chân, nhìn vết thương có lẽ đã từ rất lâu rồi. Trong tiếng gào khóc của thằng bé, tôi đi ra ngoài và thả con ve sầu đi.
Mẹ tôi bảo tôi bị điên.
Bố tôi bảo một lát nữa con ve sầu đấy cũng sẽ chết.
Chị tôi cũng không nói gì. Có lẽ chị ngại khởi đầu một cuộc chiến giữa ch dâu và em chồng hay có lẽ chị nghĩ tôi điên nên không muốn nói.
Cháu trai tôi thì mếu máo đòi con ve sầu. Nhưng tôi nghĩ thứ thằng bé đòi là một thứ đồ chơi, một con vật biết bay, biết kêu làm thằng bé thích thú. Nó giống như một món đồ tiêu khiển, làm trò mua vui vậy. Một đứa trẻ chỉ hơn một tuổi đầu làm sao hiểu được đấy là con ve sầu, sao hiểu được con vật đó là một sinh mạng sống, cũng biết đau, biết sợ .
Còn tôi, thực sự có chút ngỡ ngàng vì tôi nghĩ bố mẹ nên đồng tình với việc làm của tôi. Hai mắt tôi mờ dần, sống mũi hơi cay cay. Tôi đã khóc, nước mắt lăn dài trên má, rơi xuống tay tôi.
Tại sao tôi lại khóc?
Vì những lời trách móc của ba mẹ hay vì sự trút giận của đứa cháu nhỏ lên tôi?
Không phải. Tất cả đều không phải.
Nước mắt tôi rơi xuống là vì thất vọng và đồng cảm.
Có lẽ đối với bố mẹ tôi hay chị tôi, việc làm ấy chả bận gì. Đó chỉ là một con ve sầu, chết cũng được hay gãy chân, gãy cánh cũng chằng sao. Quan trọng là cháu tôi, thằng bé thực sự rất vui. Nhưng họ có thực sự nghĩ đến hậu quả của sau này hay không khi cháu tôi đang trong một giai đoạn có ảnh hưởng lớn nhất đến suy nghĩ của nó trong tương lai. Với cách dạy con trẻ như vậy liệu sau này thằng bé có làm những hành động đó với người khác hay không, biến họ thành một trò tiêu khiển để làm nó vui, bắt ép họ, trói buộc họ, bắt họ phải làm theo ý mình. Như vậy quả là một hậu quả đáng gườm.

Mỗi một hành động mà ta làm với con trẻ khi ở độ tuổi này đều rất quang trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tiềm thức của mỗi đứa trẻ. Chúng có thể không nói ra được, nhưng mỗi sự việc mà chúng thấy đều được khắc sâu trong tiềm thức của chúng. 
Như cách mà chúng ta làm mỗi khi con mình ngã. Một đứa trẻ khi còn nhỏ, mỗi lần bị ngã thì người lớn trong nhà sẽ vỗ về chúng, dỗ chúng bằng cách “đánh chừa" nền nhà, đánh chừa cái bàn, cái ghế. Vậy thì khi đứa trẻ này lớn lên, mỗi lần gặp chuyện gì chúng cũng sẽ tự cho mình là đúng, đổ lỗi cho người khác vì hành động đổ lỗi này đã được in sâu vào tiềm thức của chúng. Nền nhà hay cái bàn… chỉ là những vật vô tri, vô giác, con người tạo ra chúng, đặt chúng ở đâu thì chúng sẽ cố định. Nếu như không phải do đứa trẻ vấp phải hay đi chưa vững thì sao chúng có thể ngã. Cũng một đứa trẻ khi còn nhỏ, mỗi lần bị ngã người lớn trong nhà nói “con hãy tự đứng dậy, là do bản thân con tự vấp ngã, là lỗi của bản thân con. Vậy thì khi lớn lên đứa trẻ này làm sai sẽ biết nhận lỗi, không đổ lỗi cho người khác.
Cách mà ta dạy con trẻ khi còn bé thực sự rất quan trọng. Nhưng đa số chúng ta không nhiều người để ý đến chuyện đó. Họ nghĩ dạy con là dạy văn, dạy toán, dạy sao cho con giỏi là đủ. Nhưng không, dạy một đứa trẻ ta còn cần dạy cả đạo đức, phẩm chất của một con người nữa. Đó mới là thứ làm nên một xã hội văn minh.
Tôi đã khóc, có lẽ vì tôi thực sự quá đỗi thất vọng với bố mẹ tôi. Tôi cảm thấy xót xa cho đứa cháu nhỏ liệu sau này nó có trở nên xấu xa không. Và hơn nữa tôi cũng một phần đồng cảm với con ve sầu bé nhỏ. Thương cho số phận của nó. Có lẽ khi nhìn vào nó, tôi thấy được bản thân trong quá khứ đã từng bị trói buộc như nào, tôi cũng đã từng vùng vẫy, la hét trong sự vô vọng, bất lực. 
Tôi đã thả con ve sầu đó bay đi và rồi ngồi trầm mặc trên chiếc ghế mà rơi vào suy tư. Rồi bỗng có tiếng ve sầu kêu inh ỏi, tiếng bay vù vù - một con ve sầu khác lại bay vào nhà tôi. Tôi nhìn nó như thất thần, không biết con ve sầu này có bị bắt lại để làm đồ chơi cho cháu tôi không. Không biết được cháu tôi hay còn nhiều những đứa trẻ khác với sự giáo dục vô tâm của nhiều cha mẹ bây giờ, tương lai sau này sẽ trở thành thứ gì...

Tác giả: mai anh lê - blogradio.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập19
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm15
  • Hôm nay3,715
  • Tháng hiện tại191,332
  • Tổng lượt truy cập8,308,525
QUẢNG CÁO
Phan Thanh Phú
Quảng cáo 2
Liên kết site
Đăng nhập Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Website cần cải tiến những gì?

Lịch Âm dương
Máy tính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây