7 bí quyết giúp bạn trở thành người giao tiếp tuyệt vời trong mắt mọi người

Thứ hai - 06/06/2022 22:52

Nắm vững 7 kỹ năng lắng nghe khiến bạn không chỉ có thể lắng nghe chính bản thân mình tốt hơn mà còn có thể giúp bạn thấu hiểu, bước vào thế giới của người đối diện thông qua việc lắng nghe và có một kết nối thực sự với họ.

***

Có thể bạn chưa biết rằng, cách giao tiếp tốt nhất chính là học cách để lắng nghe.

Lắng nghe được cho là một kỹ năng hết sức quan trọng trong giao tiếp. Tuy nhiên, nhiều người lại không thể thực sự lắng nghe một cách hiệu quả.

Nắm vững 7 kỹ năng lắng nghe dưới đây, khiến bạn không chỉ có thể lắng nghe chính bản thân mình tốt hơn mà còn có thể giúp bạn thấu hiểu, bước vào thế giới của người đối diện thông qua việc lắng nghe và có một kết nối thực sự với họ.

Để cuộc hội thoại trở nên sâu sắc, bạn nên hãy rèn luyện kỹ năng: “Lắng nghe để thấu cảm”. Đây là kỹ năng lắng nghe mà bạn sẽ quan tâm và tương tác nhiều hơn đến cảm xúc, suy nghĩ của người nói thay vì chỉ nói về mình hoặc đưa ra nhận xét, lời khuyên.

Tạo ra một môi trường lắng nghe có lợi: Cố gắng chọn một môi trường thật yên tĩnh, hãy để đối phương ở trạng thái thư giãn về thể chất cũng như tinh thần.

ve

Đừng tự cho mình là “trung tâm của vũ trụ”!: Trong giao tiếp, ai cũng muốn cảm xúc của mình được công nhận. Nhưng trên thực tế, chỉ khi bạn đặt hoàn toàn sự tập trung của mình vào người đối diện, bạn mới có thể thực sự lắng nghe họ. Tuy nhiên, nhiều người lại quen tập trung vào bản thân mà quên đi việc để ý đến cảm xúc của người khác, điều này dễ dẫn đến sự nhầm lẫn và xung đột trong quá trình lắng nghe.

Rút ngắn thời gian nói của bản thân: Khi nói, bạn không thể lắng nghe những gì người khác nói, và rất tiếc là nhiều người đã bỏ qua điều này.

Thể hiện sự quan tâm và thấu hiểu: Đây là một cách tuyệt vời để khiến đối phương hiểu rằng bạn đang lắng nghe họ. Thỉnh thoảng, hãy đặt câu hỏi và yêu cầu làm rõ một số điểm mà người kia đang thảo luận.

ve_-8

Chú ý đến ngôn ngữ cơ thể của đối phương: Quan sát khuôn mặt, miệng và mắt của người đối diện. Giọng run run, gương mặt nhăn nhó, đôi mắt nhìn xa xăm v.v Tất cả đều thể hiện lên cảm xúc hiện tại của người nói. Hãy quan sát thật kĩ, điều này sẽ giúp bạn lắng nghe hiệu quả hơn và đồng thời thuyết phục người kia rằng bạn cũng đang lắng nghe họ.

Nhận thức được thành kiến ​​của riêng bạn: Lắng nghe chỉ để giúp bạn thu thập thông tin chứ không phải người cung cấp thông tin. Thành thật với bản thân, thừa nhận thành kiến ​​của chính mình. Có như vậy, bạn mới có thể  nhìn nhận ý kiến ​​của người khác một cách chuẩn xác được.

Không phán xét: Tâm sự là để được chia sẻ, để lòng nhẹ nhàng hơn chứ không phải để nhận giáo huấn, dạy dỗ. Lưu ý rằng bạn chỉ đang trao đổi thông tin chứ không phải tranh luận. Tranh cãi sẽ không bao giờ là tốt cho giao tiếp và sẽ chỉ gây ra những xung đột không đáng có. Học cách kiểm soát bản thân, kiềm chế ham muốn tranh luận và thư giãn.

Tác giả: Theo Pháp luật và bạn đọc

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập18
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm16
  • Hôm nay3,849
  • Tháng hiện tại158,219
  • Tổng lượt truy cập8,275,412
QUẢNG CÁO
Phan Thanh Phú
Quảng cáo 2
Liên kết site
Đăng nhập Thành viên
Hãy đăng nhập thành viên để trải nghiệm đầy đủ các tiện ích trên site
Thăm dò ý kiến

Bạn thấy Website cần cải tiến những gì?

Lịch Âm dương
Máy tính
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây